CHIA SẺ ĐỂ YÊU THƯƠNG

Sự chia sẻ
phải bắt nguồn từ mong muốn đem lại hạnh phúc cho người khác, mong muốn đem lại
hạnh phúc cho người khác, khơi dậy niềm tin và lòng can đảm đương đầu với
nghịch cảnh để tạo nên sự khác biệt cho đời.
Mẹ Teresa là
một tấm gương điển hình về sự chia sẻ hạnh phúc. Mẹ đã tìm thấy sự mãn nguyện
trong cuộc sống khi bận tâm giúp đỡ và làm thay đổi vẻ mặt của những người hấp
hối từ chỗ đầy buồn đau, sợ hãi đến trạng thái thanh thản và bình an. Bằng cách
cống hiến đời mình cho người khác, mẹ đã góp phần làm dịu bớt nỗi đau và giúp
họ thêm can đảm.
Tôi muốn kể
cho các bạn một câu chuyện ngụ ngôn thú vị: Có một người sắp chết đuối, mọi
người vây quanh hô lớn: “Hãy đưa tay ông ra cho chúng tôi cứu!” nhưng ông ta
lưỡng lự để rồi vật vã chống cự với dòng nước.
Cuối cùng, có
người đã nói: “Hãy nắm lấy tay tôi đi!” và ngay lập tức, ông ta đã nắm chặt
lấy! Sự khác nhau đó là gì? Rõ ràng người đàn ông trong câu chuyện này thường
được nhận nhiều hơn là cho đi và ông ta đã suýt chết vì chỉ muốn được nhận!
Nếu lâu nay
bạn vẫn cảm thấy hoặc tự cho mình là một người bất hạnh trong cuộc sống, bạn
hãy thử làm cho người khác hạnh phúc, bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu xảy ra.
Nếu bạn đang
cảm thấy tâm hồn mình trống rỗng, bạn hãy thử làm một việc gì có ý nghĩa và
xứng đáng, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.
Điều đáng lưu
ý là bạn phải thực hiện công việc một cách hăng say, nhiệt tình. Nếu sự chia sẻ
của bạn không xuất phát từ những tình cảm thực sự của con tim, bạn sẽ không còn
cảm thấy hứng thú và cũng không tin rằng việc làm của mình là có ý nghĩa.
Có một câu
chuyện kể về một người thợ xây rất giỏi nhưng đã cao tuổi. Ông ta muốn có một
cuộc sống an nhàn bên vợ con và gia đình nên đã nói với ông chủ về quyết định
nghỉ hưu của mình.
Người chủ rất
tiếc khi phải để một người thợ có năng lực và kinh nghiệm lâu năm như ông phải
nghỉ việc, nhưng cuối cùng ông cũng đã chấp nhận. Trước khi người thợ về nghỉ
hưu, ông chủ khẩn khoản mong ông cố gắng hoàn tất một ngôi nhà cuối cùng. Dù
rất muốn nghỉ, nhưng người thợ cũng đành miễn cưỡng đồng ý. Và ông ta đã xây
ngôi nhà một cách cẩu thả với những vật liệu xây dựng kém chất lượng.
Khi người thợ
làm xong ngôi nhà, người chủ đã đến xem và vui vẻ trao chiếc chìa khóa cửa cho
người thợ. Ông nói: “Đây chính là ngôi nhà của ông đấy, mong ông coi nó như là
một món quà về hưu mà tôi dành tặng cho ông!”. Nghe ông chủ nói vậy, người thợ
cảm thấy thật bàng hoàng và ân hận. Giá như ông biết ngôi nhà này được dành cho
chính mình thì chắc chắn ông đã xây nó theo một cách khác hẳn.
Điều này cũng
có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Mỗi ngày sống, qua từng việc làm và
ý nghĩ, chính là lúc chúng ta đang xây ngôi nhà cho riêng mình, đang tạo dựng
cuộc đời của riêng mình. Và ở một thời điểm nào đó, chúng ta tỏ ra thiếu nhiệt
tình để rồi sau đó phải hối tiếc khi sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do
chính mình xây nên. Nếu được làm lại từ đầu, chúng ta sẽ làm theo cách khác.
Chính vì vậy,
bạn hãy cư xử với mọi người theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với bạn.
Muốn được sống trong yêu thương, bạn hãy học cách yêu thương người khác. Dù làm
bất cứ công việc gì, bạn hãy cố gắng hoàn tất bằng cả lòng nhiệt huyết và sự
say mê. Sự chọn lựa đúng của bạn trong ngày hôm nay sẽ tạo nên một tương lai
hạnh phúc cho bạn ngày mai.
Thứ Tư Tuần thứ 1 Mùa Vọng C - Thánh
Anrê Tông Đồ - Lễ kính
Lời Chúa:
Mt 15, 29-37

(Nguồn: Ủy Ban
Kinh Thánh / HĐGMVN)
GÓC VUI NHỘN - THI VẤN ĐÁP
Một sinh viên phải trả lời vấn đáp trong hội đồng.
Giáo sư hỏi:
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 3 (*) điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!
(*) - 3 điểm là điểm trung bình theo thang điểm của Nga.
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 3 (*) điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!
(*) - 3 điểm là điểm trung bình theo thang điểm của Nga.